Thứ Tư, 25 tháng 9, 2019

Dạy con làm giàu – tập 13 - CHƯƠNG 7: CẢI THIỆN THÔNG TIN TÀI CHÍNH


RICH DAD’S INCREASE YOUR FINANCIAL IQ

Trở nên thông minh hơn với đồng tiền của bạn
Tác giả: ROBERT T. KIYOSAKI

(Nội dung dưới đây hoàn toàn là tóm tắt từ bản dịch gốc của NXB trẻ. Chủ ngữ "tôi" là Robert T Kiyosaki, tác giả cuốn Dạy con làm giàu)
___________________________________________________________________________


CHƯƠNG 7: IQ tài chính #5: CẢI THIỆN THÔNG TIN TÀI CHÍNH

Tháng 1 năm 1972, tôi được chuyển đến trại Pendleton ở California và làm nhiệm vụ là lái máy bay trợ không.

Lái máy bay chở lính cần phải cực kỳ dũng cảm. Họ lái trực thăng lớn vào vùng giao tranh và ở đó chỉ để đợi binh lính lên hoặc xuống.

CÔNG VIỆC TỐI MẬT
Nhiệm vụ thứ hai của tôi là trợ lý cho chuyên viên thông tin mật của tiểu đoàn. Đó là một công việc cực kỳ thú vị.  

Định kỳ, chúng tôi báo cáo cho chỉ huy và nhóm của ông ta. Công việc của tôi là thu thập những dữ liệu thô và biến chúng thành những thông tin có ích.

NHỮNG THÔNG TIN MANG TÍNH SỐNG CÒN
Là một nhân viên thông tin, tôi học được cách tôn trọng giá trị do thông tin mang lại. Trước kia, tôi chưa bao giờ nghĩ về điều đó.

Khi tôi làm phi công, thông tin trở nên quan trọng hơn. Nó có thể sẽ quyết định sự sống hoặc cái chết cho những người bạn cùng bay với tôi.

Giờ đây tôi trở thành một doanh nhân và nhà đầu tư tốt hơn là nhờ tôi từng làm nhân viên thông tin, tôi tin vậy. Ngày nay, tôi hiểu rằng thông tin có thể quyết định đến việc sống hay chết tại chiến trường và giàu hay nghèo trong thương trường.

THÔNG TIN QUAN TRỌNG HƠN CẢ TÍNH MẠNG
Trong quá trình chuẩn bị, chúng tôi được đào tạo cách xử lý hàng tá thông tin và khả năng ra quyết định trong tíc tắc dưới áp lực cao độ. Nếu làm tốt công việc xử lý thông tin, chúng tôi toàn mạng. Nếu không, chúng tôi đánh cược mạng sống của mình. Khi tôi hiểu rằng mạng sống của tôi và những người khác phụ thuộc vào chất lượng những thông tin tôi nhận được, nó (thông tin) trở nên quan trọng hơn cả mạng sống của tôi.

TÀI SẢN QUAN TRỌNG NHẤT
“Không có kiến thức, loài người sẽ tàn lụi.” Ngày nay, nhiều người đang “tàn lụi” vì không có kiến thức về tài chính. Chúng ta dang sống trong Thời đại Thông tin.

Thông tin chính là tài sản lớn nhất trong thời đại này. Trong Thời đại Thông tin, chỉ cần có thông tin thôi là bạn đã có thể làm giàu.

Những doanh nhân trẻ tạo ra MySpace và YouTube đã chứng minh điều đó. Chỉ cần một ít tiền, thông tin cộng với sức mạnh của công nghệ, những con người chỉ mới hai mươi tuổi này đã trở thành triệu phú.

Tương tự, thông tin tồi hay thông tin nhầm lẫn là một thứ tiêu sản. Thông tin tồi khiến chúng ta nghèo đi.

BỐN GIAI ĐOẠN CỦA LOÀI NGƯỜI
Có bốn giai đoạn trong lịch sử kinh tế của loài người:
1. Thời kỳ Săn bắt - Hái lượm.
2. Thời kỳ Nông nghiệp. Xã hội tồn tại hai nhóm người, người giàu và nông dân.
3. Thời đại Công nghiệp.
Trong Thời đại Công nghiệp, đất đai phi nông nghiệp trở nên có giá hơn.
Xã hội xuất hiện một tầng lớp mới, tầng lớp trung lưu. Bấy giờ có ba nhóm người: người giàu, trung lưu và người nghèo.
4. Thời đại Thông tin. Thời đại này chính thức bắt đầu với sự phát minh ra máy vì tính kỹ thuật số. Trong thời đại này, thông tin được trợ giúp bởi kỹ thuật là một thứ tài sản và những nguồn tài nguyên phong phú và rẻ tiền.
Xã hội tồn tại bôn nhóm người: người nghèo, trung lưu, người giàu và siêu giàu.

TẦNG LỚP SIÊU GIÀU
Ngày nay, tầng lớp siêu giàu có thể tạo ra tài sản trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Như có nói ở trên, đã xuất hiện những tỷ phú tuổi hai mươi trong Thời đại Thông tin, những người trẻ làm giàu với nguồn lực phong phú và ít tốn kém là công nghệ, thông tin và ý tưởng. Điểm chung ở họ là vai trò của thông tin trong việc phối hợp các nguồn lực được nâng lên một tầm cao và nhanh hơn so với trước đây. Chính sự phối hợp này tạo ra tầng lớp siêu giàu.

KHOẢNG CÁCH
Cùng lúc đó, có những người nghèo đi bởi vì thiếu thông tin hoặc là thông tin đã lỗi thời.
Thông tin tạo ra khoảng cách ngày càng lớn giữa tầng lớp siêu giàu và những người còn lại. Nhưng mặt tích cực là thông tin có nhiều và miễn phí. Hiện nay, khá dễ dàng để chúng ta, thậm chí những người còn rất trẻ, đi từ con số 0 đến siêu giàu mà không cần phải có quá nhiều tiền.

Ngày nay, chỉ cần có thông tin và máy vi tính không tốn kém lắm là bạn có thể từ nghèo trở nên giàu trong khi vẫn ngồi ở nhà. Tất cả cái bạn cần chỉ là thông tin thích hợp.

QUÁ TẢI THÔNG TIN
Như đã nói, mặt tích cực là thông tin có nhiều và miễn phí. Tuy nhiên, mặt tiêu cực cũng là thông tin có nhiều và miễn phí. Sự mỉa mai của Thời đại Thông tin là có quá nhiều thông tin. Người ta than phiền là họ bị quá tải thông tin.

TRÍ TUỆ QUÂN SỰ
Ở trong quân đội, tôi học được cách tôn trọng sức mạnh của thông tin.
Làm nhân viên thông tin, tôi cũng rơi vào tình trạng quá tải thông tin.
Lượng thông tin chúng tôi phải xử lý trông đến chóng mặt.

PHẦN LOẠI THÔNG TIN
Để xử lý tình trạng quá tải thông tin, nghệ thuật quân sự đã cố gắng nghĩ ra cách phân loại thông tin.

Làm chuyên viên thông tin trong quân đội, tôi học được cách phân loại thông tin theo một số tiêu chí sau:
1. Thời gian. Trong chiến tranh và kinh doanh, thông tin có ích bây giờ
có thể trở nên vô dụng một phút sau dó.
2. Độ tin cậy. Chúng ta phải biết là thông tin đến từ đâu. Nguồn của nó có đáng tin cậy hay không?
3. Phân loại thông tin. Trong quân đội, tôi học được cách phân loại thông tin theo sự ưu tiên của nó.

Trong kinh doanh và đầu tư, thông tin tối mật còn được gọi là thông tin nội bộ.
Thực tế thì tất cả thông tin đều là thông tin nội bộ. Nhưng vấn đề quan trọng hơn là bạn là “người ngoài” đến mức độ nào?

Tôi muốn nói rõ là tôi không khuyến khích hoặc chấp nhận giao dịch bất hợp pháp của những người trong cuộc từ những thông tin mà họ có. Cái tôi muốn nói là tầm quan trọng của việc trở thành người trong cuộc và tiếp cập nguồn thông tin gần hơn nữa.

Trên thị trường chứng khoán, những người chuyên nghiệp biết rằng các nhà đầu tư không chuyên thường giao dịch dựa trên thông tin quá khứ. Đó là cách mà họ kiếm tiền từ những người không chuyên.

Một trong những lý do chính mà người cha giàu khuyên tôi nên nâng cao sự thông minh tài chính là để tôi có thể tiếp cận những thông tin nội bộ. Càng gần nguồn thông tin nội bộ hơn, bạn càng trở nên giàu.

4.Thông tin suy luận. Quan sát thông tin của cuộc chiến thay đổi hàng ngày giúp chúng ta có thể diễn dịch thông tin quá khứ, hiện tại để dự đoán cho tương lai.
Nói cách khác, chúng ta phải biết cách liên kết thông tin lại với nhau.
Trong kinh doanh và đầu tư, việc thu thập thông tin quá khứ, hiện tại và tương lai được gọi là quan sát xu hướng.

5. Thông tin lừa đảo. Trong chiến tranh, đôi khi chúng ta bị đánh lạc
hướng bởi những thông tin không chính xác của kẻ địch.

LÀM GIÁ
Thế giới kinh doanh và đầu tư tràn ngập kênh thông tin lừa đảo. Doanh nhân và nhà đầu tư cần phải không ngừng cảnh giác và đề phòng những thông tin như vậy.

SỰ BIẾN HÓA CỦA ĐÔI BÀN TAY
Một dạng lừa đảo khác là sự biến hóa của đôi bàn tay, được đặt tên theo một thủ thuật của các ảo thuật gia.
Còn trong đầu tư, một quỹ hỗ tương có thể quảng cáo rằng, “Suất sinh lời cao nhất trong tất cả các quỹ.” Nhưng cái tít đó quên đề cập đến chuyện là không có quỹ nào khác có lợi nhuận và quỹ của họ cũng thế.

PHÂN LOẠI THÔNG TIN ĐỂ TRỞ NÊN GIÀU CÓ HƠN
Có một số bài học mà tôi có được khi còn ở trong quân đội về cách phân loại thông tin mà cũng có thể áp dụng trong kinh doanh.

Bài học thứ nhất: Thực tế hay Nhận định.
Một trong những lý do nhiều người nghĩ đầu tư là rủi ro là bởi vì họ không biết được sự khác nhau giữa thực tế và nhận định.

Bài học thứ hai: Những phương án ngớ ngẩn. Một phương án được coi là ngớ ngẩn khi mà nhận định được sử dụng như là thực tế. Trong chiến tranh, điều này có thể cướp đi mạng sống của bạn. Trong kinh doanh, nó có thể làm cho bạn phá sản.

Bài học thứ ba: Những hành động rủi ro.
Một nhà đầu tư dễ bị rủi ro thường đầu tư dựa trên nhận định. Không may là, có nhiều nhà đầu tư thuộc loại này. Bởi vì hầu hết các nhà đầu tư đầu tư vì lãi vốn, quyết định đầu tư của họ dựa trên những nhận định về tương lai.
Một nhà đầu tư thông minh sẽ phân biệt được sự khác nhau giữa thực tế và nhận định. Nói chung là những người đầu tư vì lãi vốn đầu tư dựa trên những hận định. Một nhà đầu tư cho dòng lưu kim đầu tư dựa trên thực tế. Nếu có thể, một nhà đầu tư thông minh sẽ đầu tư sử dụng cả thực tế lẫn nhận định, đầu tư vì cả lãi vốn lẫn dòng lưu kim.

Bài học thứ tư: Kiểm soát đối với tài sản. Một thông tin quan trọng mà tôi cần biết là tôi có quyền kiểm soát tới đâu. Trong chương trước về IQ tài chính #4: tạo đòn bẩy cho tiền, tôi có nói rằng bạn cần phải có quyền kiểm soát trước khi dùng đến đòn bẩy. Nếu không, tôi sẽ không sử dụng quá nhiều đòn bẩy.
Lý do mà ngân hàng thường yêu cầu trả trước một khoản tiền lớn khi vay mua nhà đơn giản là vì họ không tin tưởng những giá trị được định giá.
Nhiều người mua hơn nghĩa là giá sẽ tăng. Mà giá tăng thì những giá trị được định giá cũng cao hơn.
Bỗng nhiên một vết nứt xuất hiện trên quả bong bóng, một vết rách với tên gọi cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất thứ cấp. Khi vết nứt càng ngày càng lớn, bong bóng bắt đầu rơi xuống đất.
Đấy là hậu quả của việc dùng nhận định (lãi vốn) chứ không phải thực tế (dòng lưu kim) để làm cơ sở định giá. Vì vậy khi tìm kiếm thông tin tài chính, tôi muốn biết liệu đó là một thực tế hay nhận định. Sai lầm tài chính là do nhận định được dùng như là một thực tế.

KHI KẺ NGỐC NHẬP CUỘC
Người cha giàu của tôi có nói, “Lý do không nên đếm tiền trên chiếu bạc là bởi vì nếu con vẫn còn ở chiếu bạc nghĩa thì tiền đó chưa thuộc về con. Khi ra khỏi đó thì tiền trong túi mới là tiền của con và con có thể đếm.”
Hiện nay, hàng triệu người làm thuê có tài khoản hưu trí đang đếm tiền trên chiếu bạc. Bởi vì đa số nhà đầu tư đầu tư vào tài sản giấy và vì lãi vốn, đa số họ không có quyền kiểm soát và đầu tư với hy vọng là nhận định sẽ trở thành thực tế. Điều đó rất rủi ro.

Một nhà đầu tư thông minh là người đầu tư dựa vào cả thực tế lẫn nhận định.

“Thực tế là cái đã được kiểm chứng còn nhận định là cái có thể xảy ra hoặc không dựa trên thực tế có sẵn.”

Bài học thứ năm: Những luật lệ là gì? Luật lệ là một nguồn thông tin rất quan trọng.
Nhiều người gặp rắc rối chi vì họ không biết, phớt lờ hoặc phá vỡ những luật lệ.

LUẬT LỆ LÀM TĂNG GIÁ TRỊ TÀI SẢN
Chính người cha giàu đã làm thay đổi quan điểm của tôi đối với luật lệ. Ông nói, “Nếu không có luật lệ, sẽ không có tài sản.” Giải thích thêm, ông nói, “Trong một khu phố, nếu như mọi luật lệ đều bị phá vỡ, tội phạm sẽ tăngvà dĩ nhiên là giá bất động sản sẽ giảm.” Ông cũng nói, “Nếu con chơi thể thao mà không có trọng tài để giám sát luật chơi, trận đấu sẽ trở nên hỗn loạn. Nếu lái xe trên đường cao tốc mà không có cảnh sát để thực thi pháp luật, chúng ta sẽ chết vì tai nạn. Cho nên luật lệ rất quan trọng.”

Luật lệ sẽ làm chúng ta trở nên giàu có hoặc nghèo đi. Vì vậy, hiểu biết luật lệ là cần thiết.
Trong thế giới đầu tư, các loại tài sản khác nhau có những nguyên tắc khác nhau.
Hãy ghi nhớ hai điều: Luật lệ có thể là một nguồn thông tin giá trị về cách mà trò trơi tiền bạc diễn ra. Không có luật lệ, tài sản sẽ bị suy giảm giá trị.

Bài học thứ sáu: Những xu hướng. Xu hướng được hình thành bằng cách nhà đầu tư nghiên cứu các sự kiện trong quá khứ và đưa ra một nhận định.

XU HƯỚNG LÀ NGƯỜI BẠN CỦA CHÚNG TA
Lúc ở trong quân đội tôi học được ba bài học. 
Thứ nhất là về sức mạnh của thị trường thế giới. Thị trường thế giới có nghĩa là giá cả giống nhau trên toàn thế giới.
Giờ đây tôi hiểu là mình cần phải biết thông tin nào là quan trọng cả về mặt tại chỗ lẫn trên toàn cầu.

Bài học thứ hai tôi học được là sức mạnh của xu hướng. Cái tôi cần làm là nên đầu tư theo xu hướng.

Bài học thứ ba và bài học quan trọng nhất là thông tin vẫn chỉ là thông tin.
Quan trọng hơn là sự thông minh để biến thông tin thành tiền.

Ngày nay thay vì đa dạng hóa, tôi thích tập trung vô một loại tài sản, tìm hiểu xu hướng và đầu tư vô nó. Bởi vì tôi hiểu rằng xu hướng có thể đổi chiều, tôi không mù quáng đầu tư dài hạn. Thời đại Thông tin là thời đại của sự thay đổi và tôi cần phải linh hoạt… chứ không phải hành động như một con rôbốt.
Một trong những lý do mà tôi thích đầu tư vào các căn hộ cho thuê là bởi vì, dù giàu hay nghèo, chúng ta đều phải có một mái nhà che đầu.

NHÂN KHẨU HỌC CHÍNH LÀ SỐ MỆNH
Một nguồn thông tin cực kỳ hữu ích đó là nhân khẩu học. Như người ta vẫn thường nói, “Nhân khẩu học chính là số mệnh”. Nói cách khác, chỉ cần quan sát mọi người, bạn sẽ biết nên đầu tư vào đâu.

TÍNH THANH KHOẢN CÀNG KÉM, CÀNG CẦN NHIỀU THÔNG TIN HƠN
Bài học ở đây là: tính thanh khoản của khoản đầu tư càng kém, bạn càng cần nhiều thông tin về xu hướng hơn. Nhiều người đã mua với giá cao nay đối mặt với tình trạng buộc phải bán thấp. Một nhà đầu tư thông minh phải biết cách làm sao để mua rẻ và bán mắc.

CHIM SĂN MỒI
Mỗi khi tôi thấy cần trục của các công ty xây dựng mọc trên những khu căn hộ cao tầng, tôi biết rằng xu hướng đang sắp kết thúc. Mỗi khi bạn thấy những cần trục như vậy, tôi gọi chúng là những con chim săn mồi, nằm ở đường chân trời, bạn hiểu là xu hướng tăng giá đã sắp chấm dứt. Nó có nghĩa là xu hướng đã đạt tới đỉnh điểm của nó, và nói chung, không còn cách nào hơn là giá sẽ giảm. Vì vậy sắp tới, nếu bạn bắt gặp hơn hai cái cần trục, bạn nên tiến hành bán hết những bất động sản không cần đến đi.

LỊCH SỬ VÀ CHU KỲ
Điểm cuối cùng khi nói về xu hướng là tầm quan trọng của lịch sử và chu kỳ. Sống sót qua những đợt lên xuống của thị trường, tôi học được rất nhiều từ lịch sử. Có một xu hướng trong lịch sử mà tôi tin rằng đáng để bạn theo dõi. Đó là chu kỳ hai mươi năm của chứng khoán và các loại hàng hóa.
Rõ ràng là tôi không có hòn đá tiên tri. Nhưng lịch sử có vẻ như thường lặp lại và tôi sống đủ lâu để nhận thấy điều đó.

Hãy nhớ, “Xu hướng là bạn của bạn.” Nếu như bạn phớt lờ xu hướng, chim săn mồi sẽ rỉa bạn đến tận xương.

KẾT LUẬN
Tóm lại, không phải tài sản là cái làm cho bạn giàu có. Thông tin mới quyết định là bạn giàu hay nghèo.
Hầu hết các doanh nghiệp thất bại là do thiếu thống tin tốt và sự thông minh chứ không phải là do thiếu tiền. Khi mọi người hỏi tôi, “Tôi có một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời và đang cần vốn, anh có hứng thú đầu tư vào công ty mới của tôi không?”, câu trả lời của tôi là, “Tôi không biết nữa. Mà anh đã khởi sự thành công bao nhiêu doanh nghiệp rồi?”

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2019

Dạy con làm giàu – tập 13 - CHƯƠNG 6: TẠO ĐÒN BẨY CHO TIỀN


RICH DAD’S INCREASE YOUR FINANCIAL IQ

Trở nên thông minh hơn với đồng tiền của bạn
Tác giả: ROBERT T. KIYOSAKI

(Nội dung dưới đây hoàn toàn là tóm tắt từ bản dịch gốc của NXB trẻ. Chủ ngữ "tôi" là Robert T Kiyosaki, tác giả cuốn Dạy con làm giàu)
_________________________________________________________________________

CHƯƠNG 6: IQ tài chính #4: TẠO ĐÒN BẨY CHO TIỀN

Ngày 9 tháng 8 năm 2007, thị trường chứng khoán giảm gần 400 điểm. Cục Dự trữ Liên bang và các ngân hàng trung ưang trên toàn thế giới bắt đầu bơm hàng tỷ tiền mặt vào nền kiáh tế để đảm bảo rằng cuộc khủng hoảng sẽ không lan rộng.

Ngày hôm sau thị trường vẫn còn không khí lo sợ. Trong lúc tôi đang chuẩn bị cho ngày mới, phát thanh viên của một chương trình truyền hình buổi sáng đang phỏng vấn ba chuyên gia hoạch định tài chính và tìm hiểu quan điểm của họ. Lời khuyên chung của ba vị là: “Đừng hốt hoảng. Hãy theo tới cùng.”

Khi được yêu cầu cho thêm lời khuyên, cả ba đều nói, “Tiết kiệm, thoát nợ, đầu tư dài hạn vào những quỹ hỗ tương được đa dạng hóa.”

Cuối cùng thì cũng có một vị cố vấn phát biểu đôi chút khác đi. Cô ta bắt đầu bằng việc lên án thị trường bất động sản là nguyên nhân cho sự hoảng loạn trên thị trường chứng khoán, quy kết những nhà đầu tư tham lam, những tay môi giới bất động sản không có đạo đức nghề nghiệp và những người cho vay cầm cố trục lợi đã gây ra cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp, là nguyên nhân gây nên sự sụp đổ của thị trường chứng khoán.

Tôi nghĩ, “Thật nực cười, vị cố vấn tài chính kia nói rằng đầu tư vào bất động sản là rủi ro. Thị trường bất động sản đang sụt giảm tại thời điểm tôi và Kim mua khu căn hộ 17 triệu ở Tulsa, Oklahoma… và chúng tôi đang rất hào hứng về điều đó. Chúng ta có đang sống cùng một hành tinh không đấy nhỉ?”

Chủ nghĩa tư bản mới
Ngày 9 và 10 tháng 8 năm 2007, khi mà các nhà đầu tư mất hàng tỷ đôla, Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ bơm hàng tỷ đôla vào hệ thống ngân hàng, cố hết sức để ngăn chặn sự hoảng loạn trên thị trường bất động sản, cổ phiếu và trái phiếu.

Sau tuần đó, tôi được mời làm khách cho hai chương trình truyền hình và ba chương trình phát thanh để bình luận về sự sụp đổ này…Trong tất cả các buổi phỏng vấn tôi đều nói, “Tôi không thích cách mà các ngân hàng những ương thao túng thị trường. Tôi không cho rằng chính phủ nên ‘bảo lãnh’ cho các quỹ phòng chống rủi ro (hedge furtd) và các tổ chức tín dụng giàu có, che chở cho họ từ những lỗi lầm bắt nguồn từ lòng tham của chính họ.”

“Rủi ro luôn tồn tại.” Sau đó tôi trả lời tiếp suy nghĩ của mình, “Việc lên hay xuống của thị trường không ảnh hưởng đến việc tại sao tôi đầu tư và đầu tư vào cái gì.”
Hai quan điểm

Mặc dù không được hỏi, tôi nghĩ một câu hỏi còn hay hơn là, Đâu là sự khác nhau giữa chuyên gia hoạch định tài chính bi quan kia và quan điểm của tôi về đầu tư trên thị trường bất động sản? Hoặc là, Tại sao, trong lúc tất cả mọi người đang hoảng loạn, tôi lại hăng hái mua thêm bất động sản?

Câu trả lời cho những câu hỏi đó được nêu ra trong chương này thông qua hai khái niệm tài chính: kiểm soát và đòn bẩy.

…vấn đề ở chỗ là nhiều người không có đủ kiến thức tài chính để mà có thể đầu tư đúng cách. Một vấn đề khác là những quy luật mới yêu cầu họ phải đầu tư vào những tài sản mà họ không có quyền kiểm soát hoặc không thể sử dụng đòn bẩy. Trong những lúc thị trường suy thoái, điều duy nhất mà đa số họ có thể làm là đứng nhìn tuyệt vọng những cơn bão tài chính làm suy giảm tài sản và sự an toàn tài chính của họ.

Chủ nghĩa tư bản mới đặt tiền của hàng triệu người làm thuê vào những khoản đầu tư cho họ rất ít quyền kiểm soát hoặc khả năng sử dụng đòn bẩy.

Như tôi từng viết, tờ USA Today có làm một khảo sát và nhận thấy rằng nỗi lo sợ lớn nhất của dân Mỹ không phải là khủng bố mà là lo sợ sẽ không có tiền khi về hưu.

Cũng giống như nhà cửa, chỉ số Dow mặc dù tăng nhưng sức mua đang thực sự giảm. Sức mua của đồng tiền suy giảm làm cho tương lai tài chính của nhiều người làm thuê kém an toàn hơn.

Bạn sẽ làm gì khi vấn đề của bạn là không có đủ tiền cho lúc nghỉ hưu.

Đó là lý do tại sao IQ tài chính #4: Tạo đòn bẩy cho tiền lại quan trọng đến như vậy. Đòn bẩy tài chính buộc tiền phải làm việc cho bạn bằng cách sử dụng tiền của người khác và nếu bạn có chỉ số IQ tài chính #3 cao, bạn sẽ đóng thuế rất ít.

Đòn bẩy là gì?
Nói đơn giản, định nghĩa của đòn bẩy là làm nhiều hơn với ít hơn.

Nếu một nhà đầu tư thiếu sự thông minh tài chính để kiểm soát việc đầu tư của mình, việc sử dụng đòn bẩy mới là rủi ro. Bởi vì hầu hết chuyên viên hoạch định tài chính đầu tư vào những cái mà họ không có sự kiểm soát, họ không nên sử dụng đòn bẩy. Sử dụng đòn bẩy để đầu tư vào một thứ mà bạn không có kiểm soát được cũng giống như việc mua một chiếc xe mà không có vô lăng mà cứ đạp bàn đạp gas.

Sự giàu có của tôi không tính bằng tài sản ròng
Hiệu ứng sung túc bắt nguồn từ sự ngộ nhận về tài sản ròng. Tài sản ròng tính bằng giá trị tất cả tài sản của bạn trừ đi nợ. Khi giá nhà tăng, nhiều người cảm thấy tài sản ròng của họ tăng. 

Ai đã đọc những cuốn sách khác của tôi có thể biết rằng tôi nghĩ khái niệm tài sản ròng chẳng có ích gì, vì ba lý do:
1.      Tài sản ròng thường là một ước lượng dựa trên những nhận định, chứ không phải thực tế.
2.      Tài sản ròng thường tính đến những tài sản mà giá trị của nó giảm dần theo thời gian.
3.      Tài sản ròng tăng thường là do giá trị của đồng đôla giảm.

Nỗi sợ lớn nhất của chính trị gia
Lý do tôi dùng cụm từ “ảo tưởng tốt dẹp về sự thịnh vượng” là bởi vì nỗi sợ lớn nhất của chính trị gia và công viên chức là người dân cảm thấy tồi tệ.

Chủ nghĩa tư bản cũ dựa trên những nền tảng kinh tế khắc nghiệt. Còn chủ nghĩa tư bản mới thì theo xu hướng “luôn cảm thấy tốt”. Miễn là tài sản ròng còn tăng thì vẫn còn ảo tưởng thịnh vượng, cái dựa trên vay nợ chứ không phải là làm ra….Nếu giấc mơ trở thành ác mộng thì bong bóng “luôn cảm thây tốt” đó sẽ bị vỡ và đầu sẽ lại rơi. Sẽ không máu chảy đầu rơi như xưa mà là bị mất chức và mất tiền.

Giá trị không do lạm phát quyết định
Giá trị của khu căn hộ 17 triệu đôla của tôi không do lạm phát hay giá của nó quyết định. Mặc dù giá cả là quan trọng, nhưng tôi không trông chờ vào việc tăng giá từ những tình huống diệu kỳ, không biết trước được của thị trường. Tôi không hy vọng tài sản ròng tăng để cảm thấy tốt đẹp hay là lo lắng mỗi khi thị trường sụt giảm. Vì vậy sự bùng nổ hay sụp đổ của thị trường không làm tôi quan tâm cho lắm.

Giá trị khu căn hộ của tôi dựa trên tiền cho thuê nhận được. Nói cách khác, giá trị thực của nó là giá trị mà những người đi thuê nghĩ nó đáng nhận được...Giá trị của bất động sản cho thuê, chẳng hạn như khu căn hộ của tôi, phụ thuộc vào số lượng công việc, lương bổng, nhân khẩu học, nền công nghiệp địa phương và tình hình cung cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp. Khi xảy ra khủng hoảng nhà đất, nhu cầu căn hộ cho thuê thường tăng, dẫn đến giá cho thuê tăng. Nếu tiền thuê nhà tăng thì giá trị bất động sản cho thuê của tôi có thể tăng, bất chấp việc giá của bất động sản nhà ở đang giảm.
...

Điều này có nghĩa là khu căn hộ 300 phòng cho tôi quyền kiểm soát và khả năng sử dụng đòn bẩy. Công việc của tôi với tư cách một nhà đầu tư là làm sao tăng hệ số đòn bẩy từ 1:4 có thể lên tới 1:10 - có nghĩa là tăng gấp đôi giá trị của bất động sản thông qua công việc kinh doanh, chứ không phải thông qua thị trường. Tôi có thể làm được điều này miễn là tôi có quyền kiểm soát.

ĐÒN BẨY KHÔNG CÓ RỦI RO
Nhiều chuyên viên tư vấn tài chính sẽ nói với bạn rằng lợi nhuận càng cao đi kèm với rủi ro càng cao. Nói cách khác, sử dụng đòn bẩy rất rủi ro. Điều này hoàn toàn sai. Đòn bẩy chỉ rủi ro khi chúng ta đầu tư vào những tài sản mà mình không có quyền kiểm soát. Nếu có kiểm soát, đòn bẩy tài chính có thể được sử dụng mà rất ít rủi ro. Lý do mà các chuyên viên tài chính nói rằng lợi nhuận càng cao, rủi ro càng cao đơn giản là bởi vì họ chỉ có bán những khoản đầu tư cho phép rất ít sự kiểm soát.

Như đã nói ở trên, khu căn hộ 17 triệu đôla ở Tulsa là một khoản đầu tư tốt có thể dùng đến đòn bẩy bởi vì tôi có quyền kiểm soát hoạt động của chúng và chính những hoạt động đó (thu nhập nhận được từ tiền cho thuê) quyết định đến giá trị của khoản đầu tư. 

KIỂM SOÁT LÀ GÌ?
Hạn chế chính của các tài sản giấy như tiền gửi tiết kiệm, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ là thiếu quyền kiểm soát. Và do bạn không có quyền kiểm soát, sử dụng đòn bẩy sẽ rất khó và rủi ro. Bởi vì những tài sản giấy này cho bạn rất ít quyền kiểm soát, thuyết phục ngân hàng cho bạn vay tiền để đầu tư vào chúng là điều khó khăn. Vậy thì kiểm soát là gì?

Là doanh nhân, tôi có quyền kiểm soát đối với bốn cột trong bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp mình. Là nhà đầu tư bất động sản, tôi cũng có quyền kiểm soát như thế đối với khoản đầu tư của mình.

THÔNG MINH TÀI CHÍNH LÀ CHÌA KHÓA ĐỂ CÓ ĐƯỢC KIỂM SOÁT
Sự thông minh tài chính là chìa khóa để có được kiểm soát. Thông minh tài chính làm tăng khả năng kiểm soát và chỉ số IQ tài chính đo lường lợi nhuận có được từ sự thông minh tài chính. Lấy khu căn hộ 300 phòng ở Tulsa làm ví dụ:

1. Cột thu nhập. Kế hoạch đầu tiên của tôi sau khi mua nó là tăng giá cho thuê…mỗi căn thêm 100 đôla/tháng trong vòng ba năm tới bằng những cách sau:
1. Tăng giá cho thuê những căn đang ở dưới mặt bằng giá thị trường.
2. Lắp đặt thêm máy giặt, máy sấy trong tất cả căn hộ và tính thêm vô tiền thuê.
3. Hoàn tất việc nâng cấp như là tạo cảnh quan và sửa lại.

Tất cả những điều này có thể thực hiện được từ tiền của ngân hàng chứ không phải của tôi. Khi trình bảng kế hoạch kinh doanh cho ngân hàng, những nâng cấp này đã là một phần của kế hoạch đó và được cộng vào tổng số tiền muốn vay.

Nếu kế hoạch khả thi trong ba năm tới, IQ tài chính #4 của tôi (đòn bẩy) sẽ phát huy tác dụng vô hạn bởi vì thu nhập tăng thêm đạt được mà không cần vốn của chủ đầu tư, chỉ cần kiến thức quản lý tài sản (kiểm soát) tốt để đạt được lợi nhuận cao hơn. IQ tài chính có thể gia tăng vô hạn bởi vì gia tăng thu nhập có được bằng việc sử dụng quyền kiểm soát và tiền của ngân hàng.

2. Cột chi phí. Mục tiêu có thể kiểm soát tiếp theo là giảm chi phí. Điều này có thể đạt được bằng nhiều cách.

Chi phí giảm, thu nhập tăng cũng có thể bằng cách giữ thời gian giữa hai lần cho thuê thấp.

Rõ ràng là nhiều nhà đầu tư không có năng lực không thể giảm chi phí mà còn làm tăng thêm khiến cho bất động sản họ đầu tư trở thành một khoản đầu tư tồi - chỉ cho họ.

Chính những khu căn hộ được quản lý kém đó là cái chúng tôi muốn mua nhất bởi vì chúng tôi có thể làm cho chúng trở thành một khoản đầu tư tốt bằng cách quản lý tốt hơn. Nói cách khác, chúng tôi kiếm được tiền từ những nhà đầu tư tệ.

QUẢN LÝ BẤT ĐỘNG SẢN LÀ SỰ KIỂM SOÁT CHÍNH
Như bạn biết, quản lý bất động sản là một trong những yếu tố quyết định khả năng sinh lời của bất động sản đó. Nó là sự kiểm soát then chốt. Như mọi nhà đầu tư khác, tôi không thích phải quản lý bất động sản.

Một trong những lý do tôi tránh xa hầu hết cổ phiếu, và quỹ hỗ tương là bởi vì tôi không kiểm soát được chi phí, đặc biệt là lương cho ban quản lý, tiền thưởng và lệ phí.

Đối với tôi, đây là một chi phí cực kỳ tốn kém và là một sự cắt cổ. Đó là lý do tại sao tôi không thích tài sản giấy. Hầu hết tài sản giấy được quản lý bởi các MBA, những nhân viên nghĩ nhiều về lợi ích tài chính của mình hơn là an toàn tài chính của các cổ đông công ty.

3. Cột tiêu sản.
Lãi suất thấp như vậy là một cách kiểm soát và sử dụng đòn bẩy quan trọng khi mà 1% lãi trên số tiền vay hàng ữiệũ đôla có tác động rất lớn đến lợi nhuận ròng.

4. Cột tài sản. Bằng cách tăng tiền thuê, giảm chi phí, giảm nợ vay và lãi suất, giá trị của bất động sản tăng theo.
…giành, được quyền kiểm soát và dịch chuyển những con số theo cách bạn muốn là một cách sử dụng đòn bẩy tốt và là kết quả của sự thông minh tài chính.

TRÒ CHƠI ĐỚP TÁO
Khi thị trường lên xuống, nhiều nhà đầu tư trông giống những người tham dự camival chơi trò đớp táo trong bồn nước. Nó trông vui nhưng không phải là cái tôi muốn làm hằng ngày chỉ để kiếm tiền.

Thay vì nhìn giá cổ phiếu và những quỹ hỗ tương lên xuống trên thị trường, tôi muốn kiểm soát báo cáo tài chính của mình. Có thông minh tài chính để kiểm soát thu nhập, chi phí, nợ và cuối cùng là giá trị khoản đầu tư, tôi kiểm soát được vận mệnh tài chính của mình.

Nhà đầu tư không có sự kiềm soát và sức mạnh đòn bẩy trong bất kỳ cột nào của báo cáo tài chính với tiền tiết kiệm, cổ phiếu, trái phiếu, quỹ hỗ tương và quỹ đầu tư chỉ số.

TẠM DỪNG TRƯỚC KHI TIẾP TỤC
Trước khi tiếp tục nói về những hình thức sử dụng đòn bẩy và kiểm soát cao cấp hơn, tôi nghĩ là chúng ta cần tóm tắt và xem sơ lại những điểm đã đề cập ở trên trước khi đi vào những cái phức tạp hơn. Có bảy điểm, đó là:

Điểm thứ nhất: Có nhiều loại đòn bẩy...Thực ra, cả năm loại thông minh tài chính như tăng thu nhập, bảo vệ tiền, lập ngân sách, sử dụng đòn bẩy và thông tin đều là đòn bẩy cả. Đòn bẩy là bất cứ cái gì làm cho công việc của bạn dễ dàng hơn.
…với chỉ số IQ tài chính cao hơn, việc ra quyết định đầu tư phức tạp cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Điểm thứ hai: Hầu hết mọi người đầu tư vào những tài sản giấy, những thứ mà họ có rất ít quyền kiểm soát. Bởi vì những tài sản này hầu như không cho bạn quyền kiểm soát, những người đầu tư vô chúng sử dụng rất ít đòn bẩy, lợi nhuận đầu tư thấp và phản ánh IQ tài chính thấp.

Điểm thứ ba: Tăng lợi nhuận không nhất thiết phải tăng rủi ro. Khi các chuyên gia tài chính nói rằng gia tăng lợi nhuận đi kèm với gia tăng rủi ro, họ chỉ đúng trong trường hợp đang nói về các tài sản giấy. Còn nói chung cho tất cả loại tài sản, điều đó sai. Những tài sản như là doanh nghiệp hoặc bất động sản yêu cầu cần phải có nhiều sự thông minh tài chính hơn nhưng cho quyền kiểm soát nhiều hơn, khả năng sử dụng đòn bẩy nhiều hơn mà lại ít rủi ro hơn. Để có được mức rủi ro thấp, cần có sự thông minh tài chính. Đó là lý do tại sao tôi khuyên mọi người bắt đầu với quy mô nhỏ và giữ cho quy mô nhỏ bởi vì khi đó họ có thể làm cho sự thông minh tài chính của mình tăng. Ngược lại, nếu sự thông minh tài chính thấp thì sử dụng đòn bẩy sẽ càng làm giảm IQ tài chính và lợi nhuận đầu tư.

Điểm thứ tư: Hầu hết các chuyên gia tư vấn tài chính không phải là nhà đầu tư. Họ đơn thuần chỉ là người bán hàng... Đa số sử dụng rất ít đòn bẩy, cả về mặt nghề nghiệp lẫn tài chính.
Là chủ doanh nghiệp, tôi có hàng ngàn người làm việc giúp tôi. Là một nhà đầu tư, giống như trường hợp khu căn hộ ở Tulsa, tôi có 300 người thuê nhà giúp tôi chi trả cho vốn đầu tư của tôi, ngân hàng thì cho tôi vay 4 đôla trên mỗi đôla tôi có và sở thuế giảm thuế thu nhập cho tôi. Đây là những ví dụ cho nhiều loại đòn bẩy khác nhau.

Điểm thứ năm: Giáo dục tài chính làm tăng sự thông minh tài chính. Nhiều người đầu tư vào những tài sản giấy như là tiết kiệm, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ hỗ tương và quỹ chỉ số bởi vì họ không cần hoặc không muốn sự kiểm soát. Điều họ muốn là giao tiền cho một chuyên gia tư vấn tài chính, hy vọng người này sẽ làm tốt công việc của mình.

Nếu chúng ta muốn có kiểm soát hơn nữa, điều đầu tiên chúng ta cần phải kiểm soát giáo dục tài chính của mình, điều sẽ làm tăng sự thông minh tài chính và hy vọng là sẽ tăng khả năng kiểm soát tài chính và sử dụng đòn bẩy.

Điểm thứ sáu: Đòn bẩy có tác dụng hai chiều. Đòn bẩy có thể giúp bạn làm giàu nhưng cũng có thể khiến bạn nghèo đi. Đó là lý do tại sao sử dụng đòn bẩy cần phải có sự thông minh và quyền kiểm soát tài chính.

Học cách kinh doanh trên thị trường chứng khoán, cả bất động sản nữa, là một phần quan trọng trong nền tảng giáo dục tài chính của một nhà đầu tư.

Nhà đầu tư bất động sản cũng sử dụng quyền chọn và phí quyền chọn ở đây là khoản tiền thanh toán trước. Nếu bạn là nhà đầu tư sang tay, thị trường bất động sản mà hạ nhiệt thì sẽ là tai họa lớn.

Điểm thứ bảy: Trong khi nhiều chuyên gia tư vấn tài chính đề nghị nên đa dạng hóa, thực sự thì họ không làm như vậy. Có hai lý do mà sự đa dạng hóa họ khuyến nghị không thực sự là đa dạng hóa. Lý do thứ nhất là các chuyên gia tư vấn tài chính chỉ đầu tư vào một loại tài sản duy nhất: tài sản giấy. Lý do thứ hai là chứng chỉ quỹ hỗ tương đã mặc nhiên là khoản đầu tư được đa dạng hóa. Nó là một hỗn tạp của những cổ phiếu tốt lẫn cổ phiếu xấu.

Những người đầu tư chuyên nghiệp không bao giờ đa dạng hóa. Như Warren Buffett đã từng nói, “Đa dạng hóa là lớp bảo vệ cho sự thiếu hiểu biết. Nó không cần thiết nếu chúng ta biết mình đang làm cái gì.”

Còn người cha giàu của tôi sẽ nói, “Con đang che đậy sự thiếu hiểu biết của ai - của con, của tay tư vấn tài chính hay là cả hai?”

Thay vì đa dạng hóa, nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ làm hai việc. Thứ nhất là tập hợp những khoản đầu tư tốt để tiết kiệm được tiền và tăng lợi nhuận. Thứ hai là phòng chống rủi ro, nói cách khác là bảo hiểm rủi ro.

SỬ DỤNG NHIỀU ĐÒN BẨY HƠN, LỢI NHUẬN CAO HƠN VÀ RỦI RO ÍT HƠN
Tập trung, chứ không phải là đa dạng hóa, là lời giải cho cách sử dụng đòn bẩy tốt hơn. Tập trung cần nhiều sự thông minh, tài chính hơn. Mà sự thông minh tài chính thì bắt đầu với việc bạn hiểu mình đang đầu tư vì cái gì. Trong thế giới tiền bạc, nhà đầu tư theo đuổi hai thứ: lãi vốn và dòng lưu kim.

1. Lãi vốn. Nhiều người cho rằng đầu tư là rủi ro do họ đầu tư vì lãi vốn. Trong nhiều trường hợp, đầu tư vì lãi vốn cũng giống như đánh bạc, hay nói cách khác là đầu cơ. Khi ai đó nói rằng, “Tôi sẽ mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, bất động sản này,” có nghĩa là anh/cô ta đang đầu tư vì lãi vốn, sự gia tăng giá cả của tài sản.

2. Dòng lưu kim. Đầu tư cho dòng lưu kim thì ít rủi ro hơn. Đầu tư cho dòng lưu kim nghĩa là đầu tư cho nguồn thu nhập nhận dược.

Khi tôi mua khu căn hộ 300 phòng kia, tôi cũng đang đầu tư cho dòng lưu kim. Điều khác biệt là tôi đang đầu tư cho dòng lưu kim nhưng sử dụng tiền của ngân hàng nên lợi nhuận trên vốn đầu tư cao hơn, trả thuế ít hơn. Đó là việc sử dụng đòn bẩy một cách thông minh hơn.

BẠN ĐANG ĐẦU TƯ VÌ CÁI GÌ?
Nhiều chuyên gia tài chính khuyên rằng khi còn trẻ, bạn nên đầu tư vào những quỹ tăng trưởng. Đầu tư cho sự tăng trưởng đồng nghĩa với đầu tư vì lãi vốn. Và họ khuyên khi về già, bạn nên chuyển sang đầu tư vào những quỹ thu nhập để có dòng tiền ổn định. Nói cách khác là nên đầu tư cho dòng lưu kim khi đã có tuổi. Họ cho rằng dòng lưu kim thì chắc chắn và ít rủi ro hơn.

BA DẠNG NHÀ ĐẦU TƯ
Nhìn chung, khi nói đến lãi vốn và dòng lưu kim, thì có ba dạng nhà đầu tư.
Họ là:
1. Những người đầu tư chỉ vì lãi vốn. Trên thị trường chứng khoán thì những người này được gọi là nhà buôn chứng khoán (trader) còn trên thị trường bất động sản họ được gọi là nhà đầu tư sang tay (flipper). Mục tiêu đầu tư của họ nói chung là mua rẻ bán đắt. Nhìn vào Kim tứ đồ, nhà buôn chứng khoán và nhà đầu tư sang tay thực sự nằm trong nhóm T chứ không phải nhóm Đ. Họ được xem như là những nhà buôn chuyên nghiệp chứ không phải là nhà đầu tư.

2. Những người đầu tư chỉ cho dòng lưu kim. Nhiều nhà đầu tư thích gửi tiết kiệm hoặc trái phiếu bởi vì nhận được thu nhập ổn định. Một số nhà đầu tư thích trái phiếu đô thị bởi vì thuế suất trên thu nhập bằng không.

Trong bất động sản, nhiều nhà đầu tư thích “bộ ba ròng” (triple net leases -NNN). Với NNN, nhà đầu tư sẽ nhận thu nhập mà không phải chịu thuế, tiền sửa chữa và bảo hiểm. Người thuê nhà sẽ chịu những chi phí đó.

Theo nhiều cách, “bộ ba ròng” cũng có ưu điểm giống như trái phiếu đô thị bởi vì thu nhập sẽ không chịu thuế hoặc thuế sẽ được hoãn lại. Mặc dù tôi thích những bất động sản có “bộ ba ròng”, bạn có thể đoán được diều này, cái khó là tìm được một bất động sản tốt cho một người cho thuê “dễ thương” sẵn sàng chịu trả suất lợi nhuận cao cho mình.

3. Những người đầu tư cho lãi vốn lẫn dòng lưu kim. Cách đây nhiều năm, các nhà đầu tư đầu tư cho cả lãi vốn lẫn dòng lưu kim. Những “người xưa cũ” ấy vẫn nói với nhau rằng giá cổ phiếu sẽ lên trong khi vẫn trả cổ tức. Nhưng đó là chuyện trong nền kinh tế cũ, dưới chủ nghĩa tư bản cũ.
Với chủ nghĩa tư bản mới, các nhà đầu tư tài sản giấy thích đánh nhanh rút gọn.

Là một “người xưa cũ” trong thời đại của chủ nghĩa tư bản mới, tôi buộc phải có đủ thông minh để đầu tư vì lãi vốn, dòng lưu kim, ưu đãi thuế cũng như không bị ảnh hưởng bởi những đợt hỗn loạn mà các chú nhóc và siêu máy tính ấy gây ra.

Có ba yếu tố để trở thành một nhá đầu tư bất động sản cừ khôi. Chúng là:
1. Đối tác tốt. Như Donald Trump có nói, “Bạn không thể có giao dịch thành công với một đối tác tồi.”
2. Nguồn tài trợ tốt. Cơ bản mà nói, nói đến bất động sản không thể không nói đến việc tài trợ. Nhiều người vẫn nói, “Địa điểm, địa điểm, địa điểm.” Nhưng tôi sẽ nói, “Tài trợ, tài trợ, tài trợ.” Nếu bạn bảo đảm được nguồn tài trợ tốt, giao dịch sẽ thành công. Nếu không thì thất bại.
Như Ken McElroy bạn tôi nói, “Người nào có kế hoạch tốt hơn sẽ chiến thắng.” Còn Dortald Trump thì nói, “Hãy nghĩ lớn.”
3.Quản lý tốt. Lý do mà tôi tự tin đầu tư vào bất động sản 300 phòng trị giá 17 triệu đôla kia là bởi vì tôi có những đối tác tốt. Nếu tôi có những đối tác tồi, tài trợ và quản lý kém, giao dịch trên sẽ là một thảm họa tài chính. Có được kiểm soát lên cả ba yếu tố: đối tác, tài trợ và quản lý, tôi vui vẻ sử dụng tiền vay để tạo đòn bẩy. Nếu không, có thể tôi sẽ không dám dùng nợ vay để tài trợ dự án. Nếu mà rủi ro cao, giống như đầu cơ cổ phiếu hoặc hàng hóa, tôi chỉ thích dùng số tiền mà tôi có thể mất.

LỢI NHUẬN CAO HƠN NHƯNG ÍT RỦI RO HƠN
Có ba chiến lược đầu tư cao cấp hơn nhưng cũng đòi hỏi nhiều sự thông minh tài chính hơn. Ba chiến lược sử dụng đòn bẩy cao cấp đó là: OPM, ROI và IRR.
1. Tiền của người khác - OPM. Có nhiều cách để sử dụng tiền của người khác.
2. Lợi nhuận đầu tư - ROI. Đây là một khái niệm dễ gây lúng túng cho nhiều nhà đầu tư.

Là một nhà đầu tư cho cả lãi vốn lẫn dòng lưu kim, lợi nhuận duy nhất mà tôi tính đến là dòng lưu kim.

Điểm khác biệt ở đây là một phương pháp thì tính ROI dựa vào gia tăng giá của cổ phiếu còn phương pháp kia lại dựa vào số tiền thực bỏ vào túi.

Nhưng dòng lưu kim là lợi nhuận duy nhất mà có thể đo lường được một cách hữu hình khi tôi vẫn còn giữ tài sản.

Đóng góp vô quỹ 401(K) TOÀN BỘ LÀ TIỀN CỦA BẠN
Một điểm gây hiểu lầm khác. Các chuyên gia tài chính cá nhân thường nói rằng công ty cùng tham gia đóng góp theo một tỉ lệ số tiền mà bạn tự bỏ vào quỹ hưu trí. Nếu tỉ lệ đó là 1:1, chuyên gia tư vấn có thể sẽ nói là bạn đã có lợi nhuận đầu tư ROI 100 phần trăm. Đó không phải cách tôi nhìn nhận vấn đề. Theo tôi, việc các công ty cùng tham gia đóng góp đó chẳng qua chỉ là họ lấy tiền của tôi rồi bỏ vào đó, mà thậm chí tôi còn mất tiền. Nói cách khác, phần đóng góp mà công ty giữ lại rồi sau đó đem đóng vẫn là tiền của tôi. Đó là tiền mà đáng ra công ty phải trả cho tôi. Nó là một phần lương của tôi, một chi phí của công ty.
Khi nói đến lợi nhuận từ sử dụng đòn bẩy, tôi đang nói đến tiền của người khác… chứ không phải tiền của tôi.

ĐÒN BẨY CÀNG CAO, LỢI NHUẬN CÀNG CAO
Lý do mà đòn bẩy quan trọng đến vậy là bởi vì đòn bẩy càng cao thì lợi nhuận càng cao.

KHÔNG CÓ TIỀN MÀ VẪN KIẾM ĐƯỢC TIỀN
Trong ví dụ tiếp theo, lại sử dụng ví dụ khu căn hộ 300 phòng, tôi sẽ giải thích làm sao tôi có thể nhận được suất sinh lời vô hạn bằng cách sử dụng đòn bẩy. Cách thức là tăng tiền thuê và lắp đặt thêm máy giặt, máy sấy cho mỗi trong số 300 căn hộ đó. Sau đây là những tính toán được trình bày đơn giản. Gia tăng ròng 100 đôla/tháng của tiền cho thuê là để thích nghi với tình hình thị trường, nâng cấp ngoại thất và trang bị cho mỗi căn hộ với máy giặt, máy sấy.

Tóm lại ngân hàng bỏ ra 100 phần trăm số tiền cho những việc nâng cấp còn chúng tôi nhận được thu nhập tăng thêm. Người thuê nhà trả chi phí và những khoản trả góp tiền nhà.

3.Hệ số hoàn vốn nội tại - IRR. Một trong những thước đo lợi nhuận đầu tư phức tạp và thường gây bối rối là hệ số hoàn vốn nội tại. Nếu nhà đầu tư thực sự hiểu mình đang làm gì, họ có thể gia tăng lợi nhuận đầu tư bằng cách hiểu rõ IRR.

Nói cực kỳ đơn giản, hệ số hoàn vốn nội tại IRR đo lường những lợi nhuận và đòn bẩy khác mà một khoản đầu tư được kiểm soát tốt có được.
1. Cột thu nhập: Thu nhập thụ động. Nhiều người cho rằng tiền cho thuê gộp là một phần của cột thu nhập. Tuy nhiên, IRR còn tính đến những dạng thu nhập khác. Thu nhập thụ dộng bị tính thuế thấp hơn so với thu nhập nhận được.
2. Cột chi phí: Khấu hao. Ở Mỹ, sở thuế “cho” các nhà đầu tư một khoản thu nhập khác mà trong thực tế có vẻ như là một chi phí. Thu nhập này là khấu hao. Tên gọi khác của khấu hao là “thu nhập ma”. Lý do là bởi vì nó không phải là một chi phí thực.
Còn những nhà đầu tư tài sản giấy thì không có những thứ gọi là khấu hao như thế.
3. Cột tiêu sản: Khấu hao nợ. Một dạng thu nhập khác của nhà đầu tư đó là khấu hao nợ, một cụm từ mỹ miều chỉ việc thanh toán dần dư nợ theo một lịch trình. Nếu như bạn có được khoản nợ tốt, khoản nợ mà một ai đó khác chẳng hạn như người đi thuê trả cho bạn, khấu hao nợ trở thành thu nhập đối với bạn…trong khi người đi thuê phải trả nợ cho tôi, tôi vẫn nhận được tất cả những ưu đãi thuế liên quan đến khoản đầu tư.
4. Cột tài sản: Tăng giá. Đó là việc giá trị của tài sản tăng. Đây cũng là thu nhập đối với bạn. Nó không phải là nhận định của các chuyên giá định giá về việc tăng giá bán dựa trên tương quan nhà đất trong khu vực.

Như trên chưa phải là một cách chính xác để định nghĩa IRR nhưng nó cũng cho bạn khái niệm bằng cách nào mà một nhà đầu tư có thể tăng lợi nhuận đầu tư cao hơn nhiều so với đa số các nhà đầu tư tài sản giấy khác. Chí ít thì bạn cũng hiểu đại khái IRR là gì.

KẾ HOẠCH RÚT LUI
Cái hay trong kế hoạch rút lui của dự án khu căn hộ 300 phòng, một lần nữa, là việc sử dụng đòn bẩy để làm giàu thêm. Thay vì bán nó đi và chịu thuế lãi vốn trên số tiền lời thu được, chúng tôi rút tiền đầu tư bằng cách tái tài trợ.

Chúng tôi làm được điều này là bởi vì chúng tôi đã làm tăng giá trị của bất động sản thông qua việc nâng cấp và quản lý nó. Ngân hàng ghi nhận điều này và chúng tôi có thể dùng nó để vay tiếp. Qua việc làm tăng giá trị của bất động sản, chúng tôi có thể rút tiền đầu tư mà không bị đánh thuế và hoạt động kinh doanh được cải thiện tạo ra thu nhập cao hơn, dư để trang trải việc trả góp cao hơn. Bằng cách vay tiền chứ không phải bán nó đi, chúng tôi lấy lại được số tiền trả trước của mình, không phải chịu thuế, mà vẫn giữ được tài sản. Đến lúc này thì suất sinh lời từ bất động sản đó trở nên vô tận bởi vì mặc dù không còn đầu tư vào giao dịch đó nữa, chúng tôi vẫn nhận được thu nhập.

Đây là cách sử dụng đòn bẩy tối ưu.

BẮT ĐẦU TỪ CON SỐ KHÔNG
Đối với một số người, khu căn hộ 300 phòng vôn 17 triệu đôla có vẻ như là một khoản đầu tư lớn. Đối với một số người, nó chỉ là một khoản đầu tư nhỏ.

Tôi đề cập đến quy mô và vốn đầu tư của những dự án chỉ để muốn nói ba điểm:
1. Sinh ra đã nghèo và thiếu giáo dục tài chính không có nghĩa là bạn không thể làm giàu. Rất ít người sinh ra đã đủ giàu để mua khu căn hộ 17 triệu đôla. Và không ai sinh ra đã đủ thông minh để tự mình mua, kiếm tài trợ và quản lý khu căn hộ 300 phòng được. Hay nói cách khác, không có tiền hoặc không được giáo dục tài chính không phải là lý do bào chữa cho việc không bắt đầu.
2. Hãy bắt đầu từ việc nhỏ và học hỏi.
Dù vậy, tôi không khuyến khích mọi người dùng thẻ tín dụng để trả trước tiền nhà. Tuy nhiên, tôi khuyên khích mọi người dọc sách và tham dự những buổi hội thảo trước khi đầu tư.
3.Mơ lớn. Chúng ta đều biết rằng phải để cho trẻ con có quyền mơ ước. Người lớn cũng phải được như vậy.
Thay vì sống dưới khả năng, chúng tôi mơ lớn, học hỏi và đầu tư cẩn trọng để tăng khả năng. Nó không chỉ là tiền… mà nó còn là cuộc sống.

TÓM TẮT
Ngày 9 và 10 tháng 8 năm 2007, khi các thị trường trên thế giới suy sụp, nhiều người còn không có khái niệm sự sụp đổ là gì. Nhiều người không hiểu là nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của họ. Nhiều người cũng không biết là những quy luật thay đổi năm 1971 và 1974 đã ảnh hưởng đến cuộc sống họ như thế nào. Ngày nay, ngay cả ở quốc gia giàu có nhất thế giới, nước Mỹ, hàng triệu người được đào tạo, làm việc chăm chỉ dang kiếm được ít hơn mặc dù được trả lương cao hơn, tiết kiệm một đồng tiền đang giảm giá, bám víu vào ngôi nhà cũng đang giảm giá và sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán các hóa đơn.

Tệ hơn nữa, bởi vì thị trường sụp đổ, họ nghĩ rằng đầu tư là rủi ro và muốn có lợi nhuận cao hơn bạn phải chịu nhiều rủi ro hơn. Chỉ có ít người biết được rằng mấu chốt của việc sử dụng đòn bẩy là quyền kiểm soát và mấu chốt của kiểm soát lại là sự thông minh tài chính.
Nhưng tin tốt là sự thông minh tài chính càng cao, bạn càng kiếm được nhiều tiền mà không cần đến tiền. Với chủ nghĩa tư bản mới, bạn hoàn toàn có thể kiếm tiền mà không có tiền. Trong Thời đại Thông tin, kiến thức là đòn bẩy tối ưu. Bạn càng kiếm được nhiều tiền mà không có tiền, ROI và IRR của bạn càng cao và đủ số IQ tài chính của bạn càng cao.

Bởi vì IQ tài chính đo lường bằng con số sự thông minh tài chính, điều này có nghĩa là nếu như bạn đạt được lợi nhuận vô hạn, chỉ số IQ tài chính của bạn cũng là vô hạn.